Forum Trần Hưng Đạo ( 8B)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SOẠN ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC KÌ 2

Go down

SOẠN ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC KÌ 2 Empty SOẠN ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC KÌ 2

Bài gửi  T8b*_*hehe Mon May 10, 2010 9:54 am

SOẠN ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC KÌ 2 Clip_image001ÊN HỌC SINH:


LỚP 8B


TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO





A/ LÝ THUYẾT:


SGK


SOẠN ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC KÌ 2 Clip_image003 SOẠN ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC KÌ 2 Clip_image005 SOẠN ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC KÌ 2 Clip_image003 SOẠN ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC KÌ 2 Clip_image005 SOẠN ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC KÌ 2 Clip_image003 SOẠN ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC KÌ 2 Clip_image005 SOẠN ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC KÌ 2 Clip_image003


B/ BÀI TẬP:


PHẦN 1 : NGỮ VĂN





CÂU 1 : Tứ tâm sự nhớ
rừng của con hổ vường bách thú, những điều sâu sắc trong tâm sự của người VN
yêu nước lúc bấy giờ: nhà văn đã thể hiện tâm trạng chán ngán, khinh ghét, căm
thù cũi sắt, căm thù cảnh tầm thường, đơn điệu và luôn hoài niệm, ,luôn hường
về thời oanh liệt ngày xưa của con hổ. Tâm sự của con hổ cũng là tâm sự của
người dân mất nước lúc đó. Họ cảm thâý nhục nhằn thù hận. họ nhớ tiếc thời oanh
liệt của cha ông với chiến công chống giặc ngoại xâm, khơi gợi lòng yêu nước
của người dân thuở ấy


CÂU 2 : "Nhớ
rừng" là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu đã cho em những hiểu biết mới về
thơ lãng mạng VN so với văn thơ trung đại thể hiện cách mới được thể hiện không
chút gò bó về số từ, số câu, số chữ đến tiết tấu âm thanh, hồi thơ lãng mạng


CÂU 3: - Đó là súc mạnh
cảm xúc


- Trăng thơ lãng mạng, cảm xúc
mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu. Từ đó, kéo theo sự phù hợp của hình
thức câu thơ


- Ở đây cảm xúc phi thường kéo
theo những chữ bị xô đẩy , bị dằn vặt bởi những sức mạnh phi thường. Đó là sự
khao khát tự do của người dân nước VN nói chung, của tác giả nói riêng đang
phải chịu cảnh nô lệ của bọn thức dân đế quốc


CÂU 4: Từ bài thơ "
Ông đồ ", ta đông cảm với nỗi lòng của nhà thơ Vũ Đình Liên ở chỗ ông đã
cảm thông, thương cảm với ông đồ. Nhà thơ không chỉ cảm thương cho ông đồ mà
còn vảm thương


1 lớp người đã trở thành quá
khứ. Hơn thế nữa, đó là sự tiếc nuối với hoài cổ, hoài niệm 1 vẻ đẹp văn hóa
gắn với già trị tinh thần truyện thống của dân tộc


CÂU 5: Đọc bài
thơ"Quê hương", em cảm nhận những điều tốt đẹp từ sự sống sinh hoạt,
hoạt động của những người dân biển( Những người chài lưới, ngư dân). Với những
từ ngữ bình dị mà gợi cảm, bài thơ đã vẽ ra 1 bức tranh tươi sáng, sinh động về
1 làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, súc sống của
những người làng chài và sinh hoạt lao động của ngư dân vùng biển


CÂU 6 : Bài thơ" Quê
hương" thể hiện tình cảm nhớ thương da diết của tác giả đối với quê hương
. Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật cuộc sống vàcon người của quê hương.
Thấm đậm trong từng hình ảnh, xuyên suốt của bài thơ là tình cảm bao trùm: Nỗi
nhớ quê được thể hiện 1 cách trực tiếp qua khổ thơ, Nhà thơ đã gửi gắm những
tình cảm của mình ở những câu thơ giản dị mà tinh tế, tài hoa mà ân tình sâu
nặng. Bài thơ là bức tranh miện biển với những hình ảnh đẹp, khỏe khoắn, trong
trẻo,.. đầy sức sống


CÂU 7: Thơ là tiếng nói
của tâm hồn nhà thơ"Khi con tu hú" cho ta hiểu về tâm hồn nhà thơ của
nhà thơ Tố Hữu: Vói hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi cảm, sử dụng thể
thơ lục bát, lời thơ tự nhiên truyền tải được cảm xúc tha thiết, sâu lắng, thể
hiện sức sông của người cộng sản, đồng thời nói lên được tình yêu cuộc sống thiết
tha, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM khi bị giam hãm trong
nhà tù thực dân


CÂU 8 : Cuộc ngăm trăng
diện ra trong điều kiện không bình thường nhưng lại thuộc về 1 nhu cầu rất bình
thường của tâm hồn thơ Bác. Đó là nhu cầu muốn thưởng ngoạn ánh trăng, thể hiện
tình yêu thiên nhiên, được hòa hợp với thiên nhiên dù Bác vẫn còn bị giam trong
ngục tù. Nhu cầu ấy phản ành vẻ đẹp trong tâm hồn và cách sống của Bác. Là 1
thi nhân với tình yêu thiên nhiên, tâm
hồn nghệ sĩ nhạy cảm dù đang trong ngục tù thiếu thốn về vất chất cũng như thể
xác đang bị đày đọa nhứng bác không quan tâm đến điều đó. Điều Bác quan tâm ở
đáy là tinh thần sảng khoái, minh mẫn để tiếp tục hoạt động CM, đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Và chính qua bài thơ ngắm trăng đã thể hiện
sự lạc quan yêu đời của Bác. Bác đã biến nhà tù thành 1 nơi thưởng ngoạn vẻ đẹp
của thiên nhiên





Câu 9: Qua văn bản “chiếu dời đô” ta thấy Lý Công Uẩn
đã phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống
nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang
trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì phản
ánh đc ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và
tình.





Câu 10: Qua văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc
Tuấn, ta cảm nhận đc những đều sâu sắc từ nội dung của bài: phản ánh
tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến
chống giặc ngoại xâm, đồng thời, thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc
không đội trời chung với kẻ thù. Thể hiện ý chí quyết thắng kẻ thù
xâm lược. Đây là 1 áng văn chính luận xuất sắc có sự kết hợp giữa
lập luận chặt chẽ , sắc bén với lời văn thắm thiết, có sức lôi
cuốn mạnh mẽ.





Câu 11: Đọc phần đầu
văn bản “Bình ngô đại cáo” (Nước Đại Việt ta) ta hiểu tư tưởng
nhân nghĩa của Ng Trãi ở đây đc nhấn mạnh vào cốt lõi là yêu dân,
trừ bạo. Nghĩa là muốn cho cuộc sống của người dân yên ổn, thanh
bình thì phải trừ bọn bạo ngược (quân xâm lược). Vận dụng vào hoàn
cảnh lịch sử đương thời là cả dân tộc nói chung, nghĩa quân Lam Sơn
nói riêng dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Ng Trãi. Chúng ta đã đánh
đuổi đc giặc Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi, giành lại đc chủ quyền dân
tộc. Đây là nhân nghĩa lớn nhất, khẳng định chân lí về chủ quyền
độc lập dân tộc cũng chính là khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, bởi
chỉ có giành đc độc lập, chủ quyền thì mới đem lại bình yên cho
người dân.





Câu 12: Ý thức chủ
quyền dân tộc trong bài thơ “Sông núi
nước Nam
” của Lý
Thường Kiệt đc khẳng định: nước ta có lãnh thổ riêng, có chủ quyền
độc lập, có vua Nam
ở. Điều này đã đc trời định sẵn nên quân xâm lược nhất định sẽ bị
thất bại nếu xâm phạm vào điều đó. Sau 5
Tk đến TK XV, ý thức chủ quyền dân tộc đã đc nêu trong văn bản “Nước Đại Việt ta” vẫn tiếp nối và
phát triển nhưng toàn diện hơn , đó là: nước ta là nước có nền văn
hóa lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chủ quyền, có
truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định sẽ
thất bại. Quan niệm ấy đạt tới sự sâu xa làm nên văn hiến, là lịch
sử, là dân tộc. Chính vì tính chất toàn diện và sâu sắc cua quan
niệm đó mà có thể khẳng định đây là sự phát triển cao của ý thức
dân tộc trong lịch sử , khi so sánh với quan niệm trong bài: “Sông núi nước Nam” .





Câu 13: Đọc những điều
tấu trình của Ng Thiếp về phép học, em thu nhận đc những điều sâu xa
về đạo học của ông cha ta ngày trước: giúp ta hiểu mục đích của
việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm
hưng thịnh đất nước, chứ ko phải để cầu danh lợi. Muốn học tập tốt
phỉa có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt,
hoc phải đi đôi với hành.





Câu 14: Văn bản “Thuế máu” đem lại cho em những hiểu
biết về bản chất chế độ TD Pháp và số phận của người dân ở các
thuộc địa cách đây ⅔ TK: phản ánh chế độ bóc lột tàn nhẫn và những
lời hứa hẹn hão huyền của bọn TD. Còn số phạn bi thảm của những
người dân thuộc địa: họ phải đột ngột xa gia đìnhvì mục đích vô
nghĩa, đem mạng sống để đổi lấy những vinh dự hão huyền, bị biến
thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền. Tuy ko
trực tiếp ra mặt trận nhưng cũng có nhiều dân thuộc địa chế tạo vũ
khí, phục vụ chiến tranh ở hậu phương cũng phải chiu bệnh tật hết
sức đau đớn.





Phần II: Tiếng Việt


Bài tập 1: Đặt câu:


a) Câu nghi vấn dùng trực tiếp: Thứ bảy
chúng ta có lên trường không?


b) Câu nghi vấn dùng gián tiếp: Bạn có
thể cho tôi mượn cuốn sách này được không?


c) Câu cảm thán dùng gián tiếp: Ôi! Thật
tiếc cho Lan làm bài còn nhiều khiếm khuyết.


d) Câu phủ định: Nó chưa về nhà đâu.


Bài tập 2:


a) Hành
động cầu xin


b) Hành
động ra lệnh


c) Hành
động thách thức


d) Hành
động thúc giục


e) Hành
động hỏi


Bài tập 3:


a) Hồng
là em họ của Lan


b) Hồng
là người vai dưới, Lan là người vai trên


c) Theo
em, Hồng nên gọi Lan là chị và ngược lại Lan gọi Hồng là em. Vì xét
theo vai trong gia đình thì Lan lớn hơn chứ ko xét theo tuổi tác


Phần III: Tập làm văn


Đã ôn kĩ các đề văn giải
thích và chứng minh.





Phạm nhật tường






T8b*_*hehe
T8b*_*hehe
SuperMod
SuperMod

Tổng số bài gửi : 104
Join date : 27/04/2010
Age : 27
Đến từ : một nơi không xa

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết